Vàng (gold) là kim loại quý từ hàng nghìn năm nay và tồn tại vĩnh viễn theo thời gian, số lượng vàng trên thế giới cũng có hạn chứ không thể in thêm như tiền.
Do đó việc đầu tư kinh doanh vàng được rất nhiều người quan tâm, có hẳn cả một thị trường vàng riêng để chúng ta giao dịch, hiện nay có thể mua vàng vật lý tức là mua ở các cửa hàng địa phương và mua vàng online qua các công ty môi giới.
Vậy để đầu tư vàng hiệu quả thì chúng ta cần phải nắm bắt được tổng quan về thị trường tài chính cũng như là các yếu tố lớn nhất có ảnh hưởng đến giá vàng, vậy các yếu tố đó là gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Giá vàng được tính như thế nào
Vàng ta: hay còn gọi là vàng nguyên chất với 99,99% là vàng, được nhập khẩu từ nước ngoài về hoặc từ các bên khai thác sản xuất cung cấp ra thị trường.
Vàng được tính theo đơn vị là Ounce (OZ) hay Troy
Cách đổi giá vàng quốc tế sang giá vàng Việt Nam
Giá vàng Việt Nam = [(Giá quốc tế + phí vận chuyển + bảo hiểm)*101%/100%*1.20565*tỷ giá] + phí gia công
Vậy thì nhiều anh em sẽ thắc mắc giá vàng trang sức sẽ được tính như thế nào? Ta có công thức tính giá vàng trang sức như sau:
Giá vàng trang sức = giá vàng (gam vàng) + phí chế tạo + GST ở mức 3%/(giá đồ trang sức + phí chế tác)
Vàng là tài sản chung trên toàn thế giới, bạn mang vàng đi đâu cũng tiêu thụ được hết, có tính thanh khoản cao.
- Vàng là tiền tệ có vai trò dữ trữ ở các ngân hàng trung ương
- Vàng là công cụ phòng chống lạm phát.
- Vàng luôn đóng vai trò quan trọng trong thị trường giao dịch quốc tế, với người tiêu dùng thì vàng có thể chỉ là món trang sức để trang trí nhưng với nhà đầu tư thì vàng chính là thước đo giá trị tiền tệ hoặc cho các loại hàng hóa khác.
Khủng hoảng kinh tế chính trị toàn cầu
Đây là yếu tố đầu tiên gây ra những biến động về giá vàng.
- Khi có bất ổn chính trị, chiến tranh thì vàng sẽ là kênh đầu tư trú ẩn an toàn, rất nhiều người sẽ chọn mua và giá vàng có xu hướng tăng cao và chỉ ổn định trở lại khi thị trường phục hồi.
- Khi có khủng hoảng kinh tế thì lạm phát tăng, nếu lãi suất giảm để hỗ trợ nền kinh tế thì giá vàng tăng bởi nhu cầu đầu tư và trú ẩn an toàn, nhưng nếu có khủng hoảng kinh tế mà ngân hàng nhà nước tăng lãi suất thì vàng cũng sẽ giảm, mình chứng là việc tăng lãi suất của FED vào năm 2022 khi có diễn biến xấu từ chiến tranh Nga-Ukraina.
- Khi này lãi suất từ FED tăng mạnh làm cho giá vàng giảm mạnh trong suy thoái kinh tế.
Khủng hoảng xã hội
- Khi có khủng hoảng xã hội như dịch bệnh, như năm 2020 có đại dịch covid-19 thì nhiều người lo ngại giá vàng giảm mạnh nên chọn bán tháo để đầu tư vào kênh khác như BDS, khiến cho vàng giảm.
Và có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao giá vàng ở VN lại luôn cao hơn thế giới?
- Đó là bởi vì chính sách tiền tệ ở mỗi nước là khác nhau, nhu cầu tâm lý thời điểm ở VN cũng khác nhau.
- Người Việt chúng ta cũng hay đầu tư theo đám đông nên chắc hẳn sẽ ảnh hưởng đến giá vàng, chẳng hạn như đến ngày thần tài là ngày mồng 10 tháng 1 âm lịch thì rất nhiều người đổ xô đi mua vàng.
Đồng USD
- Đồng USD tăng mạnh thì giá vàng giảm, do đó giá vàng và tiền tệ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau.
- Sự suy giảm tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế, kéo theo đó là sự suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư, họ sẽ chuyển sang dòng tiền tệ khác.
- Mình đã có bài viết nói về sức mạnh của đồng USD, được thể hiện qua chỉ số DXY (Dollar Index)
Xem thêm: Chỉ số DXY là gì?
Mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng
- Khi giá dầu thay đổi thì toàn bộ nền kinh tế thế giới thay đổi, và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nhiều quốc gia bởi Dầu đặc biệt quan trọng trong sản xuất và vận tải, xuất nhập khẩu.
- Vàng và Dầu được định giá bằng đồng USD nên dàu và vàng có sự tương quan nhất định với nhau.
- Dầu còn được coi là vàng đen, và khi nền kinh tế tố thì hai loại hàng hóa này có sự biến động cùng chiều, nghĩa là dầu tăng thì vàng tăng, dầu giảm thì vàng giảm.
- Nhưng trong tình trạng suy thoái như năm 2022 thì giá vàng có thể tách rời khỏi sự biến động cùng chiều với giá vàng.
- Có nghĩa là mối tương quan giữa Dầu và Vàng chỉ tồn tại khi giá dầu bị tác động bởi đồng USD.
- Còn nếu giá Dầu bị biến động từ một yếu tố khác thì rất khó có thể khẳng định dầu và vàng có mối quan hệ với nhau,
- Chẳng hạn như tình hình chiến tranh khiến cho giá dầu giảm hoặc tăng thất thường và rất khó để có thể dự đoán chính xác được giá dầu.
Mối quan hệ giữa giá vàng và đô la Mỹ
- USD là đồng tiền có tính thanh khoản cao nhất trong giao dịch tài chính quốc tế.
- Vàng được tham chiếu với USD, vàng có mối quan hệ ngược chiều với USD, tức là mỗi khi đồng USD tăng mạnh (chỉ số DXY) thì giá vàng lại giảm xuống.
- Bởi trước tới nay thì Vàng vẫn được coi là công cụ chống lại lạm phát, bất ổn kinh tế, chính trị.
- Khi giá trị USD giảm đi, phải mất nhiều USD hơn để mua được vàng nên giá trị vàng tăng lên, ngược lại khi USD tăng lên thì cần ít USD hơn để mua vàng nên giá vàng sẽ giảm xuống
Mối quan hệ giữa cung cầu
- Nhu cầu vàng của các thị trường như Việt Nam, Ấn Độ hay là Trung Quốc, khi lượng cầu nhiều thì giá sẽ tăng lên.
- Nếu việc khai thác vàng đang ở mức nhiều và có nhiều nguồn cung thì giá vàng sẽ giảm để thu hút người mua.
- Ngược lại khi vàng ngày càng khó khai thác hơn, các yếu tố khác như thiên tai chính trị khiến không thể khai thác vàng thì lượng cung ra thị trường ít hơn không đủ đáp ứng lượng cầu thì giá vàng sẽ tăng lên.
Chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, chính sách có thể là liên quan đến việc siết chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất, lãi suất cao thì giá vàng giảm và lãi suất thấp thì giá vàng tăng.
Tổng kết lại
Vàng luôn là lớp tài sản chiến lược, phân tán được các rủi ro, tính thanh khoản rất cao và đạt được hiệu quả của danh mục đầu tư nếu biết cách chọn thời điểm mua hợp lý.
Do đó việc nắm bắt được vĩ mô cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng sẽ giúp cho hiệu quả đầu tư tốt hơn, và nếu có thêm chia sẻ gì thì hãy comment xuống bên dưới nhé