Lý thuyết Supply Demand cho Trader chuyên nghiệp

Lý thuyết Supply Demand được áp dụng cho thị trường tài chính như chứng khoán, cryptocurrency, hàng hóa như vàng hay dầu và thậm chí là cả forex cùng với các thị trường liên quan.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu mục đích của việc tìm hiểu lý thuyết Supply Demand, nó sinh ra để làm gì và tại sao chúng ta lại phải học về nó để trở thành một trader chuyên nghiệp.

Mục đích của lý thuyết Dow

Lý thuyết Supply Demand cung cấp hỗ trợ cho việc phân tích kỹ thuật giúp xác định vùng kháng cự, hỗ trợ trên các biểu đồ của các thị trường tài chính kể trên.


Supply Demand là gì

Supply Demand là lý thuyết cung cầu, là một phương pháp giao dịch dựa trên các vùng giá mà tại đó xảy ra tranh chấp giữa phe mua và phe bán, khi thoát ra khỏi vùng đó thì giá có thể tăng mạnh hoặc giảm sâu.

Vùng Supply hay còn gọi là vùng cung mà tại đó lượng người bán đang lớn hơn lượng người mua rất nhiều, sẽ khiến cho giá giảm sâu. Hay đây là vùng kháng cự

Vùng Demand là vùng cầu, mà tại đó lượng người mua đang áp đảo so với lượng người bán, khiến cho giá tăng mạnh, vùng này được gọi là vùng hỗ trợ.

Các bước xác định đường kháng cự, hỗ trợ ngang trên đồ thị

Bước 1: Vẽ các đỉnh đáy quan trọng

cách vẽ kháng cự hỗ trợ bước 1

Đầu tiên ta xác đỉnh các đỉnh và đáy quan trọng trên đồ thị và chúng ta có thể đánh dấu lại để dễ quan sát.

Nên đánh dấu kháng cự ở các khung thời gian lớn, từ 1D, 1W bởi tâm lý thị trường về tính chất cung cầu mới được thể hiện rõ trên đồ thị, còn các khung thời gian nhỏ dưới 12h thì được thể hiện không chính xác trên đồ thị.

Đường kháng cự hỗ trợ trong các khung thời gian lớn sẽ có giá trị hơn so với các đường kháng cự hỗ trợ ở khung thời gian nhỏ.

Chú ý tại các đỉnh đáy mà có các cây nến xanh đỏ liên tục thì đó là vùng tranh chấp mạnh mẽ và càng có giá trị.

Bước 2: Nối các đỉnh đáy thành đường thẳng

cách vẽ kháng cự hỗ trợ bước 2
Vẽ đường hỗ trợ kháng cự của cổ phiếu

Ta nối các đường đã kẻ ở trên bằng đường kẻ ngang, trong trading view hoặc các trang có biểu đồ như Fireant thì ta dùng công cụ hình hộp chữ nhật để kẻ các vùng hỗ trợ kháng cự.

Lưu ý kháng cự hay hỗ trợ là một vùng, nên chỉ cần nối một cách tương đối là được, không cần phải là một điểm chính xác.

Vùng hỗ trợ kháng cự càng mạnh khi mà đường kẻ ngang này đi qua nhiều đỉnh và đáy.

Ví dụ như ở trên ta có 3 đường hỗ trợ kháng cự ở các vùng giá là: 52.000đ, 66.000đ và 77.000đ

Một khi đã quen với cách nhìn đỉnh đáy để vẽ thì chúng ta sẽ bỏ qua bước một và đến ngay với bước 2 luôn, là ngay lập tức nhìn vào đồ thị đã biết ngay đường hỗ trợ và kháng cự.

Một khi giá vượt qua đường Kháng Cự, thì đường Kháng Cự đó trở thành đường Hỗ Trợ. Và ngược lại, khi giá đi xuống qua đường Hỗ Trợ

Giá phá qua đường hỗ trợ kháng cự xác nhận khi giá đóng cửa vượt lên trên kháng cự hoặc đi xuống đường hỗ trợ và đóng cửa dưới đường hỗ trợ.

Một tính chất cực kỳ quan trọng của đường kháng cự hỗ trợ:

Một khi giá phá qua đường hỗ trợ kháng cự thì sẽ có xu hướng quay trở lại re-test lại đường kháng cự hỗ trợ đó.


Trendline

Trendline hay còn gọi là đường xu hướng, nó cũng tương tự với đường hỗ trợ và kháng cự nhưng nó là một đường chéo và đi theo một xu hướng, khi mà giá di chuyển theo xu hướng thì khi chạm vào các đường trendline này sẽ bật ra hoặc nếu vượt qua thì báo hiệu xu hướng đảo chiều mạnh

Đường trendline dốc lên thì đó là xu hướng tăng, ngược lại đường trendline dốc xuống thì đó là xu hướng giảm, khi này đường trendline cũng đóng vai trò là đường kháng cự và hỗ trợ cho giá.

Vùng Supply Demand là vùng hỗ trợ và kháng cự và về bản chất là vùng tâm lý

Cách vẽ đường xu hướng – Trendline

cách vẽ dường xu hướng

Trong một xu hướng lên: ta vẽ trendline nằm ở đáy, nối từ 2 đáy trở lên và kẻ đường thẳng sao cho càng tiếp xúc với càng nhiều đáy thì đường trendline đó càng có giá trị.

Như trên thì bạn có thể thấy giá cứ mỗi lần chạm đến đường trendline thì bật lên và tạo đỉnh mới, cho đến khi giá cắt qua đường trend line đi xuống và đóng cửa dưới đường trendline này thì báo hiệu khả năng cao là xu hướng tăng đã kết thúc

Lưu ý: Khi giá phá qua đường Trendline Tăng thì phải xem đường Hỗ Trợ ngang ở gần nó, bởi khi gặp những đường Hỗ Trợ này thì có thể lại bật lên.

Trong một xu hướng xuống: Vẽ trendline ở đỉnh, nối từ 2 đỉnh với nhau thành một đường thẳng, đường thẳng này cắt càng nhiều đỉnh thì đường trendline càng có giá trị.

Lưu ý: Khi giá phá qua đường Trendline giảm thì để ý đường Kháng cự ở gần nó, bởi có thể xu hướng giảm vẫn đang còn khi gặp kháng cự chứ chưa hẳn là xu hướng giảm đã kết thúc

Do đó khi thấy cây nến cắt qua trendline thì khoan mua vội, mà hãy chờ giá vượt qua đường kháng cự trên nó thì mới mua vào thì cơ hội win sẽ cao hơn.

Và nếu bạn đang thắc mắc rằng làm sao để nối các đỉnh chính xác thì phải làm sao để đường trendline đó đúng hơn và có giá trị hơn, thì dưới đây là lưu ý mà DGC muốn chia sẻ đến bạn.

Trong trend tăng, thì nối đáy sau cao hơn đáy trước, và đỉnh liền kề của các đáy đó phải cao hơn nghĩa là đỉnh sau cũng phải cao hơn đỉnh trước.

Trong trend giảm, thì nối đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đồng thời đáy sau cũng phải thấp hơn đáy trước thì đường trendline đó mới có giá trị.


Kênh giá

kênh giá

Kênh giá là một đường song song với đường trendline trong một xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng. Các cây nến Nhật có xu hướng dao động trong kênh giá này.

Và từ kênh giá này đôi khi ta lại thấy mô hình nêm, và khi thấy giá hội tụ vào một góc nhỏ thì khả năng cao sẽ xảy ra đột biến.

mô hình nêm

Như ở hình trên ta có thể thấy khi giá bị nén chặt ở cuối cái nêm thì sẽ có khả năng cao là bật mạnh khi thoát ra khỏi mô hình nêm.


Tổng kết lại

Việc vẽ đường hỗ trợ, kháng cự hay Supply Demand và Trendline là việc phân tích kỹ thuật cơ bản mà chúng ta cần phải luyện tập thành thạo phương pháp xác định này để ứng dụng trong việc giao dịch.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu và xác định được các đường hỗ trợ kháng cự và trendline để giao dịch thành công hơn trên các thị trường chứng khoán và tiền điện tử cũng như các giao dịch hàng hóa, forex, gold.

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận