Kinh nghiệm mua bỉm cho trẻ sơ sinh không thể bỏ qua

Là người mẹ hạnh phúc nhất cũng là lúc con chào đời, và từ đây bắt đầu một chuỗi ngày rất vất vả, từ việc lựa chọn quần áo cho đến chọn tã/bỉm sao cho phù hợp với bé, an toàn, không bị ngứa hay các vấn đề về da.

Và dưới đây là một số kinh nghiệm mua bỉm cho trẻ sơ sinh với các mẹ sinh con đầu lòng để trả lời các câu hỏi như: tã dán hay tã quần tốt hơn, dùng tã dán hay miếng lót cho trẻ sơ sinh, bé 2 tháng tuổi nên dùng tã dán hay tã quần, trẻ mấy tháng thì mặc bỉm quần …?


Phân biệt các loại tã bỉm trên thị trường

Và để hiểu về việc chọn tã bỉm thì chúng ta phải biết về chức năng của từng loại tã bỉm.

Miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh là loại có giá thành rẻ nhất, rẻ hơn so với tã dán và tã quần.

Miếng lót sơ sinh thường được sử dụng kèm với tã vải dán để cố định miếng lót sơ sinh, hoặc các mẹ có thể dán vào quần của bé và không cần tới tã vải dán.

Nhược điểm của miếng lót sơ sinh đó là dễ bị các chất thải của em bé tràn ra ngoài bởi bé tuổi này rất năng động, rất quậy và thường làm miếng lót bung ra.

Tã vải

bỉm vải

Tã vải là loại tã làm bằng vải, có thể lót trong bằng khăn xô hay miếng lót, trông nó như cái quần lót, tiện cho những em bé hoạt động nhiều.

Một loại tã vải khác dạng túi, có kích thước to hơn, và có miếng lót bên trong có thể tháo ra lắp vào được.

Ưu điểm tã vải là có thể tái sử dụng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí mua tã bỉm, thực sự thì tã bỉm khá tốn đấy.

Nhược điểm là phải giặt thường xuyên, giặt với xà bông hoặc giặt tinh khiết để không bị các chất hóa học bám vào làm da bé bị dị ứng. Tã quần vải dễ bị hăm, giá thành của tã bỉm vải cao nên tã vải ít được sử dụng

Tã dán

tã dán edited

Tã dán là loại tã bỉm có 2 mặt, mặt trước – Front và mặt sau – back, tã dán thường phù hợp với bé trên 1 tháng tuổi hơn.

Còn nếu bạn không thích miếng lót sơ sinh mà sử dụng tã dán thì mua loại nhỏ nhất (newborn) và gấp các chỗ dán lại để cho vòng tròn nhỏ hơn để hở vùng rốn chưa rụng ra, một số tã dán sơ sinh đã có thiết kế vùng rãnh phía rốn này cho bé sơ sinh rồi nên khi chọn mua bạn lưu ý nhé.

Tã dán là loại dễ sử dụng nhất, phù hợp nhất, giá thành cao hơn miếng lót sơ sinh nhưng lại thấp hơn tã quần, tã dán rất phổ biến, việc mặc cho bé cũng dễ, dễ dàng điều chỉnh.

Tips: sau khi tắm và lau khô em bé thì mặt luôn tã dán cho bé để bé không làm bẩn ra người hay bẩn khăn ga giường.

Tã quần

tã quần

Tã quần là loại mặc luôn vào cho bé, kích thước to hơn, giống như quần lót, sử dụng chun chứ không dán như tã tuần, khó mặc hơn tã tán, nhưng bám người tốt, phù hợp với bé trên 6 tháng tuổi.

Mỗi lần thay tã quần thì thường là xé hai bên ra để thay cho tiện, ít ai để nguyên tã để tuột xuống.

Giá tã quần đắt nhất trong các loại tã dán và miếng lót sơ sinh. Riêng cá nhân mình thì cũng không thích tã quần lắm.


Mặc tã bỉm thế nào cho đúng

Cách sử dụng tã bỉm

Đầu tiên ta để bé nằm ngửa và lót bỉm mới ngay dưới bỉm cũ, sau đó mở phần trước của bỉm cũ ra, dùng khăn ấm lau và vệ sinh sạch sẽ khô thoáng vùng tam giác của bé, rồi bỏ bỉm cũ ra, rồi cố định lại bỉm mới cho bé, với bỉm dán thì thao tác này dễ hơn.

Trên mỗi loại bỉm đều có chữ Front và Back, Phía trước bỉm có chữ Front đó là hướng phía trước, chúng ta mặc vào theo hướng này cho bé, và phía sau là chữ Back để che vùng mông cho bé.

Đặt mặt sau và hướng phía dưới lưng của em bé, rồi vòng mặt trước lên trước bé, sau đó cố định lại bằng các miếng dán.

Một số loại bỉm có vạch chuyển màu để thông báo cho bố mẹ biết là bỉm đã thấm nước và thay bỉm khi cần thiết

Bao lâu thì thay miếng lót, bỉm một lần

Với miếng lót sơ sinh thì nên thay khoảng 2 tiếng 1 lần


Kinh nghiệm chọn bỉm cho bé

AnyConv.com nen dung ta dan hay ta quan

Chọn bỉm theo kích thước

Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất, bởi bỉm chật quá thì không mặc vừa và làm bé khó chịu để lại hằn sẽ không tốt cho bé, còn bỉm rộng quá thì sẽ làm cho các chất thải tràn ra ngoài.

Ở mỗi hãng thì có một kích thước khác nhau theo trọng lượng khác nhau ở từng độ tuổi khác nhau, do đó Bạn cần biết rõ kích thước loại bỉm mà định mua cho bé nhé, dưới đây là bảng kích thước bỉm tham khảo, còn chính xác hơn thì nên hỏi tư vấn người mua hoặc thông số chi tiết của bỉm cần mua.

Chẳng hạn như với bỉm Bobby thì:

Cân nặngKích thước
~ 1 thángNewborn
<7kgS
6-10kgM
9-13kgL
12-17kgXL

Với bỉm Huggies

Cân nặngKích thước
~ 1 thángNewborn
4 – 7kgS
5 – 10kgM
9 – 14 kgL
12 -17kgXL

Bỉm Pamper

Cân nặngKích thước
<= 5kgNewborn
>8kgS
6 – 11kgM
9 – 14kgL
12 – 17kgXL

Với bỉm Meries

Cân nặngKích thước
<5kgNewborn
4 – 8kgS
6 – 11kgM
9 – 14kgL
12 – 22kgXL

Chọn bỉm có lưng cao

Phần lưng cao thì sẽ hạn chế được việc bé bị ướt áo, cho khả năng tấm hút tốt hơn, chống tràn tốt hơn và cho bé say giấc ngon cũng như việc vệ sinh chăn màn khỏe hơn, sạch sẽ hơn.

Chọn bỉm có khả năng thấm hút tốt

Bỉm có khả năng thấm hút tốt sẽ hút hết các chất lỏng của bé, tránh tình trạng hăm thường xuyên xảy ra ở trẻ. Việc thấm hút tốt cũng khiến da bé ở vùng bẹn không bị ẩm, không bị ngứa ngáy dị ứng.

Với các loại miếng lót sơ sinh thì khả năng thấm hút kém hơn, hay bị tràn ra ngoài do có diện tích bé.

Giấc ngủ là hết sức cân thiết đối với bé, trẻ sơ sinh thường ngủ 16-18 tiếng/ngày, có thể nói là trẻ lớn trong khi ngủ, và một chiếc tã bỉm tốt sẽ thấm hút nhanh gọn và cho bé ngủ sâu ngủ ngon hơn.

Giá tã bỉm là bao nhiêu

Với miếng lót sơ sinh thì có giá thành rẻ hơn tã dán, và nếu bạn cẩn thận thì mua thêm tã vãi, nhưng như đã đề cập ở trên, việc mua tã vải để giữ cố định miếng lót sơ sinh là không cần thiết.

Trên thị trường giá của tã bỉm dao động từ 200.000 đ đến 900.000 đ tùy vào từng thương hiệu và quy cách đóng gói của từng hãng, từng kích thước khác nhau, ví dụ tham khảo:

Tã bỉm quần Pamper size M: 74 miếng có giá 310.000đ trên Tiki,

Tã bỉm quần Pamer size L: 68 miếng có giá 310.000đ

Tã bỉm quần Pamer size XL: 62 miếng có giá 346.000đ

Tã bỉm quần Pamer size XXL: 56 miếng có giá 346.000đ

Size càng to thì số lượng bỉm trong bịch ít dần đi để phù hợp với quy cách đóng gói.


Nên chọn tã dán hay tã quần tốt hơn

AnyConv.com ta bim cho tre so sinh

Thông thường bé trên 3 tháng rồi có thể mặc được bỉm quần rồi nhưng bởi thói quen hoặc do đặc tính của Bỉm vải có ưu điểm là nó mỏng và dễ dàng thao tác nhẹ nhàng hơn, lau rửa cũng rất nhanh, còn Bỉm quần thì xé ra gây tiếng ồn và dễ làm bé tỉnh giấc ngủ.

Thế nên là rất khó quyết định nên chọn bỉm dán hay bỉm quần

Nếu sau khi tắm rửa và chuẩn bị mặc quần áo thì chọn bỉm quần, bởi bỉm quần khó bị xê dịch, và trẻ có hiếu động chạy ngang chạy dọc, lăn lê bò choài thì nó cũng không bị tràn bỉm ra ngoài, đặc biệt là với các bé trái nghịch ngợm

Còn nếu hôm đó Bạn mặc body-chip hay các bộ quần áo có thể ôm bỉm thì dùng bỉm dán, và bé có hay đi ị nhiều thì việc mặc bỉm vải thay thế nhanh.

Còn về độ tuổi thì

Bé dưới 1 tháng tuổi thì nên dùng miếng lót sơ sinh, không cần phải mua quần lót bỉm cho bé đâu, chỉ thừa và lãng phí thôi, đó là kinh nghiệm của nhiều mẹ.

Vậy còn bé 1 tháng tuổi nên dùng tã dán hay tã quần?

Bé từ 1 tháng tuổi thì có thể dùng tã dán được rồi

Bé 2 tháng tuổi thì có thể sử dụng tã dán

Bé bé 4 tháng nên dùng bỉm dán hay bỉm quần?

Bé trên 4 tháng thì có thể linh hoạt sử dụng tã quần hoặc tã dán.

Con lớn rất nhanh, vì thế thời gian ở bên cạnh con là vô cùng quý giá, do đó các mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm tã bỉm tốt nhất và phù hợp nhất cho bé nhà mình để cả nhà đều khỏe cả nhà cùng vui tận hưởng cảm giác bên nhau nhé.

Và không có loại tã bỉm nào là tốt nhất cả, chỉ có loại tã bỉm phù hợp với bé, vì vậy đừng ngần ngại và thử hết các loại tã bỉm chính hãng trên thị trường để từ đó chọn ra loại tã bỉm phù hợp nhất với bé nhé.

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận