Future, phái sinh là gì trong thị trường tài chính

Future, chứng khoán phái sinh là cụm từ thường được nghe đến trong thị trường tài chính như chứng khoán, hàng hóa như dầu vàng bạc,,, và đặc biệt là trong cryptocurrency.

Future là một dạng hợp đồng tương lai (HDTL) có hai chiều mua và bán, nhà đầu tư có thể mở vị thế và kiếm lời ngay cả thị trường lên hoặc xuống. Phái sinh thường được dùng cho chứng khoán, và cả hai phương thức giao dịch này đều có nhiều điểm tương đồng, chúng ta cùng đi vào chi tiết bài viết để hiểu hơn về HDTL và phái sinh nhé.


Future là gì

Khái niệm về hợp đồng tương lai

  • Future hay Hợp đồng tương lai là một dạng hợp đồng giao dịch mua bán một loại chứng khoán/tài sản/hàng hóa theo hợp đồng tương lai (future contract), giao hàng trong tương lai nghĩa là thời gian đóng trong tương lai có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn,
  • HDTL được sử dụng phổ biến ở sàn giao dịch Binance, bằng việc kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá lên xuống của một loại coin/token trong một thời gian nhất định, khi sử dụng future thì nhà đầu tư không sở hữu đồng coin hay token đó.
  • Hợp đồng tương lai có hai dạng, thứ nhất là có kỳ hạn và loại còn lại là không có thời hạn hay còn gọi là hợp đồng tương lai vĩnh cửu.
  • Giá hợp đồng tương lai không kỳ hạn rất gần với giá thị trường giao ngay nhờ một cơ chế là Funding Rate, mình sẽ nói rõ phần này ở đoạn sau về chi phí của Funture.
  • Khi giao dịch Future thì nhà đầu tư cũng có thể sử dụng đòn bẩy, đòn bẩy từ 1x tới 125X, đòn bẩy càng cao thì lợi nhuận lớn nhưng đồng thời rủi ro cũng rất lớn.

Ví dụ: Bạn dự đoán giá BTC sẽ tăng, bạn đặt một lệnh Mua (Long) với đòn bẩy mà bạn chọn, khi giá tăng, bạn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận lớn, còn khi giá giảm thì bạn sẽ bị lỗ với một lượng tương đương như khi lời.

  • Hợp đồng tương lai: là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước.
  • Vị thế: là trạng thái giao dịch và khối lượng giao dịch của hợp đồng phái sinh mà nhà đầu tư đang nắm giữ
  • Tài sản cơ sở: là đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh
  • Đóng vị thế: mở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản và ngày đáo hạn.
  • Ký quỹ: là khoản đặt cọc để tham giá giao dịch, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng

Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và giao dịch tập trung trên các sàn giao dịch lớn như Binance, FTX, OKEX.

Hợp đồng tương lai có hai chiều:

  • Long: bên Mua, trường vị
  • Short: bên Bán, Đoàn vị

HDTL hoạt động như thế nào

Hợp đồng tương lai hoạt động như một thị trường giữa người mua và người bán

Người mua: đang mua và nhận tài sản khi hợp đồng tương lai hết hạn

Người bán: cung cấp và giao tài sản vào ngày hết hạn

Ví dụ 1

Ngày 01/01/2022: Anh Nam thỏa thuận mua 10kg lúa mỳ của chị Hương kỳ hạn 1 tháng với mức giá 8.000đ/kg

Ngày 30/01/2022: ngày hết hạn hợp đồng, anh Nam thực hiện giao lúa mỳ cho chị Hương theo hợp đồng, mặc dù giá thị trường lúc này là 15.000đ/kg

Do đó anh Nam đã có một khoản lợi nhuận khoảng 50% cho hợp đồng này. và chị Hương bị lỗ một khoản tương đương

Ví dụ 2: một ví dụ về hợp đồng được thỏa thuận tại mức giá thấp, khi hết hạn hợp đồng, giá lên cao người bán vẫn phải bán ở mức giá thấp theo thỏa thuận ban đầu, và người bán lỗ.

Anh Nam mở hợp đồng mua 1kg Ngô từ chị Hương với giá 10.000đ vào ngày 01/02

Đến ngày 30/02 hết hạn hợp đồng, giá Ngô thị trường lên 20.000đ/kg, anh Nam thực hiện hợp đồng bán gạo cho chị Hương

Và rõ ràng anh Nam bị lỗ vì bán giá rẻ hơn giá thị trường một nửa, và chị Hương lời số tiền tương đương.

Phân loại hợp đồng tương lai

HDTL trên tài sản vật lý: bao gồm thị trường loại kim loại quý như vàng (gold), bạc, hàng hóa năng lượng như dầu, gas, quặng sắt, sản phẩm nông nghiệp ngô (thị trường mà Jesse Livermore kiếm được rất nhiều tiền), lúa mì… và các loại hàng hóa mềm như đường, cà phê…

HDTL trên tài sản chính: phổ biến như chỉ số chứng khoán, trái phiếu, thị trường tiền tệ, tiền điện tử …

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta có thể giao dịch hợp đồng tương lai theo chỉ số VN30 hoặc nhiều dạng khác được gọi là chứng khoán phái sinh.

Mối tương quan giữa thị trường tương lai và giao ngay

Càng gần thời điểm đáo hạn, giá hợp đồng tương lai sẽ tiệm cận với giá của thị trường giao ngay, nhưng nếu:

+ Giá tương lai cao hơn giá giao ngay thì mua hàng hóa trên thị trường giao ngay và bán ra trên thị trường tương lai

+ Giá tương lai thấp hơn giá giao ngay thì mua hàng hóa trên thị trường tương lai và bán ra trên thị trường giao ngay

Vai trò của HDTL

  • Chốt giá của tương lai trong hiện tại, loại bỏ rủi ro biến động giá cả
  • Cho phép các traders giao dịch nhiều loại hàng hóa và tài sản mà không cần phải tốn chi phí, thời gian cho quá trình giao nhận.

Ưu điểm của HDTL

Không mất phí vay như margin, mà chỉ cần ký quỹ bằng hàng hóa, như trên Binance thì ký quỹ bằng Stable coin như USDT, BUSD, USDC … hoặc ký quỹ bằng chính đồng coin đó thôi, đây cũng là điểm khác biệt với Margin.

Future không mất phí qua đêm

Lưu ý gì khi đánh fututre

Phải là người có kinh nghiệm và phân tích kỹ thuật thật tốt thì mới thử future

Để ý đến phí giao dịch, funding rate, phí trên từng sàn là khác nhau, trên binance thì có phí cho Maker (người đặt lệnh), Taker (người khớp lệnh).

Thanh lý hợp đồng: thanh lý khi giá đi theo chiều hướng ngược lại và giảm đến mức ký quỹ cho phép, lúc này còn gọi là cháy tài khoản, để không cháy tài khoản thì cần phải cài SL (stop loss)

Giữ vững tâm lý, để làm được điều này thì bạn phải có phương pháp vào lệnh, và tuân theo quy tắc vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ đó.

Nếu dùng đòn bẩy lớn, chỉ nên sử dụng trong ngắn hạn.

Các loại phí Future

Funding Rate: là tỷ lệ để neo giá hợp đồng tương lai gần sát với giá thị trường giao ngay.

Nếu giá của hợp đồng tương lai cao hơn giá của thị trường giao ngay, thì bên Long (Bên mua) sẽ phải trả Funding rate cho bên bán. Sàn giao dịch sẽ tự động chuyển tiền từ bên mua sang bên bán


Phái sinh là gì

Phái sinh thường được sử dụng trong chứng khoán, chứng khoán phái sinh là một dạng giao dịch dưới một hợp đồng tương lai hai chiều, nhà đầu tư có thể kiếm lời ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm theo kỳ vọng của họ.

Chứng khoán phái sinh được phát hành dựa trên những tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, các chỉ số, nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro hoặc bảo vệ lợi nhuận. Hoặc trên các loại tài sản cơ sở như hợp đồng tương lai quặng sắt, hợp đồng tương lai dầu mỏ, cao su, hồ tiêu, đường, cà phê. ..

Chứng khoán phái sinh có 4 loại chính gồm:

  1. Hợp đồng quyền chọn (HDQC)
  2. Hợp đồng tương lai (HDTL)
  3. Hợp đồng kỳ hạn (HDKH)
  4. Hợp đồng hoán đổi (HDHD)

Hợp đồng tương lai

Tương tự với hợp đồng Future ở trên, nó ràng buộc người mua và người bán trao đổi một tài sản tại mức giá và vào thời gian cụ thể trong tương lại.

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng có thời hạn nhất đinh, ví dụ như hợp đồng chỉ số VN30 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng.

Chắc hẳn bạn đã nghe về việc “đáo hạn” khi mà người ta nhắc đến cổ phiếu.

Ở phái sinh cũng như hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể đánh theo cả hai chiều Mua hoặc bán (Long hoặc Short) để có thể.

Một câu hỏi với người mới thường hỏi là có nên đánh phái sinh không, thì câu trả lời là không nên, hơn 99% nhà đầu tư nhỏ lẻ thua ở canh bạc này, cá nhân mình gọi là canh bạc.

Mặc dù được nhà nước bảo hộ nhưng phái sinh đầy rủi ro hơn là cơ hội, không nên đầu tư mà chỉ là đánh lướt sóng trong ngày.


Khái niệm Long/Short là gì

Long là tên một lệnh mua, chẳng hạn như nhấn nút Buy tức là Bạn đang vào vị thế Mua khi dự đoán giá lên

Short là tên một lệnh bán, chẳng hạn như bạn Short tức là đang thực hiện lệnh Sell khi dự đoán thế giá sẽ đi xuống.

Đánh giá bài viết

Viết một bình luận