Blockchain là gì? Hiểu nhanh về Blockchain

Ngày nay với sự bùng nổ về công nghệ, trong đó có thuật ngữ blockchain, vậy blockchain là gì và người ta ứng dụng blockchain vào những lĩnh vực gì, chúng ta cùng đi vào bài viết nhé.

Blockchain là gì

Blockchain là gì
Định nghĩa blockchain

Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lữu trữ và truyền tải các khối thông tin (block), và các khối này được liên kết vơi nhau nhờ mã hóa.

Blockchain được mở rộng theo thời gian, mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi dữ liệu, một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Blockchain hoạt động như thế nào

Để đơn giản hóa việc mô tả cách hoạt động của blockchain thì chúng ta lấy bitcoin làm ví dụ minh họa nhé.

Trong trường hợp này blockchain như là một cuốn sổ lưu giữ dữ liệu để theo dõi số lượng bitcoin mà bạn sở hữu và cuốn sổ này cũng ghi lại các giao dịch mua bán trao đổi bitcoin của bạn, bạn không thể tẩy xóa nó.

Cuốn sổ này không nằm trong tay ai cả nghĩa là không được lưu trữ ở một máy chủ trung tâm nào, mà nó được phân phối bởi một mạng lưới trên toàn thế giới (node mạng) thông qua các mạng máy tính đồng cấp với vai trò lưu trữ dữ liệu và xử lý các giao dịch.

Mỗi máy tính sẽ đại diện cho một nút (node) của mạng lưới Blockchain và mỗi node sẽ có một bản sao của cuốn sổ này của bạn, do đó nó rất an toàn và hoàn toàn bảo mật.

ví dụ minh họa cho việc giao dịch bitcoin

Nếu Hoàng muốn gửi 10 bitcoin cho Đức,

Hoàng sẽ gửi một thông báo tới mạng lưới và thông báo rằng lượng bitcoin của mình sẽ bị giảm 10 và số lượng bitcoin của Đức cũng được tăng lên 10.

Sau đó các node mạng sẽ được thông báo và các giao dịch sẽ được ghi vào cuốn sổ của họ, sau đó số dư tài khoản của họ được cập nhật theo.

Các phiên bản Blockchain

Blockchain 1.0: Phiên bản đầu tiên nay được ứng dụng vào tiền tệ mã hóa hay còn gọi là tiền ảo và loại tiền ảo đầu tiên được áp dụng công nghệ này đó là Ethereum (chứ không phải là Bitcoin). Để xử lý các giao dịch tiền ảo.

Blockchain 2.0: ứng dụng vào xử lý tài chính và ngân hàng, và các công việc liên quan đến hợp đồng, cổ phiếu, chứng khoán, chi phiếu, quyền sở hữu….

Blockchain 3.0: vào các lĩnh vực giám sát và vận hành hệ thống, nâng blockchain lên một tầng cao hơn giống như việc ngôn ngữ lập trình cấp cao (java, C#, …), và có thế áp dụng vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, chính phủ và các ngành liên quan.

Blockchain được ứng dụng trong lĩnh vực gì

Blockchain đang ngày càng được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhưng có một số lĩnh vực phổ biến đan được áp dụng công nghê blockchain như sau:

Tài chính: Tiền ảo hiện đang rất xáo động nhưng chúng ta có thể tin tưởng rằng tương lai tiền ảo sẽ có chỗ đứng vững chắc với việc giao dịch an toàn hơn, hiện tại thì Bitcoin đang là ông vua tiền ảo và Bitcoin đang ứng dụng blockchain.

Quản lý nhà nước: các công việc liên quan đến nghiệp vụ hành chính công, bầu cử và giáo dục để tránh gian lận.

Game: Game cũng là một trong những lĩnh vực hot mà cũng đang có sự tham gia của blockchain.

Công nghiệp: Công nghệ ô tô, các ngành chế tạo, khai thác.

Các ngành khác: Viễn thông, nghệ thuật và giải trí, chăm sóc sức khỏe, bất động sản, nông nghiệp, giao vận (logistics).

Điểm mạnh và hạn chế của Blockchain

Ưu điểm

Bảo mật cao, minh bạch bởi không thể chỉnh sửa dữ liệu

Không bị kiểm soát bởi một bên nào, nhờ nền tảng phi tập trung

Điểm yếu

Thiết kế và xử lý dữ liệu cồng kềnh

Tiêu tốn nhiều năng lượng và băng thông

Là con mồi ngon cho các hacker tấn công

Không thể sửa dữ liệu, tùy vào từng mục đích sử dụng mà đây cũng là ưu điểm và nhược điểm của blockchain

Hơi khó sử dụng nếu không có kiến thức về công nghệ.

Các thuật ngữ trong Blockchain

Dưới đây là một số thuật ngữ để bạn có thể hiểu thêm về Blockchain.

Distributed – đồng thuận phân quyền

Cơ chế đồng thuận phân quyền là một cơ chế chịu lỗi được sử dụng trong các hệ thống máy tính và blockchain để đạt được thỏa thuận cần thiết về một giá trị dữ liệu hoặc một trạng thái duy nhất của mạng giữa các quy trình phân tán hoặc hệ thống đa tác nhân. Nó rất hữu ích trong việc lưu trữ hồ sơ, trong số những thứ khác.

Các cơ chế đồng thuận trong blockchain phổ biến là:

Bằng chứng công việc – Proof of Work: thường được dùng trong các loại tiền mã hóa

Đồng thuận chống gian lận – Byzantine Fault Tolerance

Bằng chứng ủy nhiệm – Proof of Authority

Bằng chứng cổ phẩn – Proof of Stake

Bằng chứng khối lượng – Proof-of-Weight

Ủy quyền cổ phẩn – Delegated Proof-of-Stake

Khối (Block) được tạo ra như thế nào

Các giao dịch gửi lên blockchain sẽ được nhóm vào một khối và các giao dịch trong cùng một khối được xem là đã xảy ra cùng một thời điểm, ngoài ra các giao dịch chưa được thực hiện trong một khối gọi là chưa được xác nhận.

Các node có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó vào mạng lưới.

Để được thêm vào blockchain thì mỗi khối phải chứa một đoạn mã hóa đóng vai trò như một chiếc chìa khóa

Nguồn tham khảo từ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Blockchain

Viết một bình luận